Trong một năm, người Việt Nam có rất nhiều ngày lễ, kể cả ngày lễ dương lịch và âm lịch. Bên cạnh các ngày lễ trọng đại lớn của đất nước như tết nguyên đán, giỗ tổ Hùng Vương, 2/9, 30/4, 1/5, 20/11, 20/10,… thì ngày giỗ tổ nghề cũng rất quan trọng, đó là ngày những người làm việc trong các ngành nghề đặc thù tưởng nhớ, tôn vinh những người đã có công sáng lập và phát triển ra những ngành nghề để người đời sau có được kinh nghiệm và việc làm ổn định. Sau đây là một số hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề ở Việt Nam.

Nội dung bài viết

  • 1. Cúng tổ nghề Việt Nam
    • 1.1 Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề
    • 1.2 Cách lập bàn thờ tổ nghề
  • 2. Các ngày cúng giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam
    • 2.1. Giỗ tổ ngành may
    • 2.2. Giỗ tổ ngành xây dựng
    • 2.3. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu
    • 2.4. Giỗ tổ ngành tóc
    • 2.5. Cúng giỗ tổ ngành buôn bán
    • 2.6. Cúng giỗ tổ ngành mộc
    • 2.7. Ngày giỗ tổ nghề thêu
  • 3. Văn khấn cúng giỗ tổ nghề
 
Cúng giỗ Tổ nghề
Hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề Việt Nam

1. Cúng tổ nghề Việt Nam

1.1. Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề

Cúng tổ nghề có ý nghĩa rất quan trọng, mỗi người làm trong mỗi ngành nghề đó luôn phải nhớ ngày ý nghĩa đó, soạn mâm cúng trang nghiêm để tưởng nhớ:

- Cúng giỗ tổ nghề không chỉ tưởng nhớ người sáng lập ra nghề đó mà còn thể hiện sự biết ơn công lao người đã gìn giữ và phát triển ra ngành nghề, giúp nghề nghiệp ngày càng đi lên, càng phổ biến trong xã hội và đem lại thu nhập cao hơn.

- Bên cạnh thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ những người đã có công sáng lập và phát triển ngành nghề, cúng giỗ tổ nghề còn là cách để những người làm trong ngành xin các Tổ sư phù hộ, dõi theo để công việc làm ăn luôn may mắn, suôn sẻ, tránh được các rủi ro.

1.2 Cách lập bàn thờ tổ nghề

Bàn thờ tổ nghề mỗi địa phương sẽ có một cách lập khác nhau. Có nơi người ta lập bàn thờ tổ nghề chung với nhau có ở làng nghề hay phường nghề. Ngoài ra, có người lại thích lập ngay bàn thờ tổ nghề ngay tại nhà mình và cúng hàng ngày, rằm hàng tháng và lễ tết nguyên đán.

Bàn thờ tổ nghề được lập phổ biến nhất là lập thành miếu, đền cho chung cả làng nghề và phường nghề.

2. Các ngày cúng giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam

2.1. Giỗ tổ ngành may

  • Bà tổ nghề may chính là bà Nguyễn Thị Sen,  bà chính là một tứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng.
  • Ngày giỗ tổ ngành may là ngày 12/12 (âm lịch) hàng năm, đây cũng là ngày mất của Tổ sư Nguyễn Thị Sen
  • Ngày giỗ tổ ngành may là ngày 12/12 (âm lịch) hàng năm, đây cũng là ngày mất của Tổ sư Nguyễn Thị Sen

2.2. Giỗ tổ ngành xây dựng

Qua tìm hiểu thì hiện vẫn chưa rõ Tổ sư ngành xây dựng là ai, nhưng hàng năm, cứ đến ngày 20/12 âm lịch thì mọi người làm trong ngành xây dựng đều lập mâm cỗ, dọn dẹp bàn thờ tổ để cúng tưởng nhớ những người có công sáng lập ngành xây dựng.

Ngành xây dựng không chỉ giới hạn vào những người làm việc tại các công ty chuyên nghiệp mà còn là những người thợ hồ, thợ nề bình thường. Ngoài ngày 20/12 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ nghề xây dựng, những người làm trong ngành này còn có một lễ cúng đơn giản khác vào ngày 13/6 âm lịch tại nơi làm việc của họ hoặc nơi đang thi công công trình.

2.3. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu

Nghề sân khấu là một nghề đem lại thu nhập khá cao hiện nay nếu chịu khó gắn bó và nhiều bạn trẻ hiện đang thực hiện ước mơ để bước lên sân khấu.

cách cúng tổ nghề không phải ai cũng biết
Cúng giỗ tổ nghề sân khấu

Ngày 12/8 âm lịch chính là ngày giỗ tổ nghề sân khấu, vì ngành sân khấu có rất nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau nên lại có nhiều Ông tổ, bà tổ khác nhau:

  • Nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn.
  • Nghề sân khấu chèo: Phạm Thị Trân.
  • Nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú.
  • Nghề hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh.
  • Nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương.
  • Nghề kịch nói: Vũ Đình Long,…

Gần đây, nổi tiếng nhất là nhà thờ tổ nghề sân khấu do nghệ sĩ Hoài Linh tự mình lập nên, nhà thờ khang trang, rộng rãi tọa lạc ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, hằng năm cứ đến ngày 12/8 âm lịch là các anh chị em nghệ sĩ lại tới thay nhau dọn dẹp nhà thờ, thắp hương khấn vái cầu nguyện cho công việc thêm thuận lợi, suôn sẻ.

2.4. Giỗ tổ ngành tóc

Ngành tóc cũng là ngành rất phát triển hiện nay, ngành tóc hiện vẫn chưa rõ ai là người sáng lập và phát triển, tuy nhiên ngày 20/1 âm lịch hàng năm là ngày những người làm trong ngành làm tóc sẽ chuẩn bị mâm cúng để tưởng nhớ.

cúng giỗ tổ nghề bạn cần biết
Giỗ tổ ngành sân khấu Việt Nam

2.5. Cúng giỗ tổ ngành buôn bán

Theo truyền thuyết kể lại, Tổ sư của ngành nghề buôn bán chính là Chử Đồng Tử, mối tình của Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung hẳn ai cũng biết, họ được xem là những thương nhân đầu tiên của nước Việt.

Tại làng Đa Hòa, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên, hàng năm cứ vào ngày mùng 10-15 tháng 3 âm lịch thì những người làm trong ngành kinh doanh, buôn bán lại thực hiện nghi lễ cúng tổ nghề nhằm tưởng nhớ vị tổ sư đã khai sáng ra ngành nghề cũng như cầu mong mua may bán đắt, thành công và phát đạt trong ngành nghề đầy gian nan, biến động này.

2.6. Cúng giỗ tổ ngành mộc

Cũng giống như ngành xây dựng, cúng ngành mộc cũng được tổ chức tại nhà người thợ mộc hoặc nơi làm việc.

Ngày giỗ tổ ngành mộc diễn ra hai đợt:

  • Đợt 1 diễn ra vào  ngày 13/6 âm lịch
  • Đợt 2 diễn ra vào ngày 20/12 âm lịch

văn cúng giỗ tổ nghề bạn đã biết?
Cúng giỗ tổ ngành mộc Việt Nam

2.7. Ngày giỗ tổ nghề thêu

Nghề thêu ra đời từ rất sớm, từ thế kỷ 16.  Ông tổ ngành thêu chính là Lê Công Hành, (tên thật là Trần Quốc Khải).

Ngày giỗ tổ nghề thêu hàng năm cũng chính là ngày mất của ông tổ, ngày 12/6 âm lịch.

3. Văn khấn cúng giỗ tổ nghề

Ngay sau đây Đồ Cúng Tâm Linh xin giới thiệu cho các bạn bài văn cúng giỗ tổ nghề để có thể thực hiện trong các dịp cúng lễ.

“Nam mô A Di Đà Phật! ((3 lần)

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày 20 tháng Chạp năm …  AL

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời Thánh tổ nghề …..

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề…  thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! ((3 lần)".

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho các bạn ý nghĩa của việc cúng giỗ tổ nghề cũng như ngày giỗ tổ nghề của một số ngành nghề phổ biến, các bạn tham khảo để có làm trong ngành nghề nào thì tham khảo và cúng giỗ cho đúng ngày.

icon icon icon